Da my nghe Thọ Hồng

JA slide show

Lịch sử hình thành và phát triển làng đá mỹ nghệ non nước

Lịch sử hình thành và phát triển làng đá mỹ nghệ non nước

Cách đây khoảng bốn trăm năm. Vào khoảng thế kỷ XVII, đã có một truyền thống đá mỹ nghệ nằm dưới chân Ngũ Hành Sơn, người có công đầu khai sáng làng nghề nổi tiếng này là ông Huỳnh Bá Quát - vị cao tổ nhiều đời của quan Đô ngự sử Huỳnh Bá Chánh, Tán tương quân vụ Nghĩa hội Quảng Nam.

Huỳnh Bá Quát am tường nghề truyền thống do tổ nghiệp truyền dạy. Vì thế, khi từ Thanh Hóa vào định an sở nghiệp dưới chân núi Non Nước vào nửa đầu thế kỷ XVII, nhận thấy đây là cụm núi đá cẩm thạch, ông bèn ra công khai thác, rồi đục đẽo thành những tấm bia mộ, chế tác cối xay, chày và cối giã tiêu, giã thuốc Bắc, hoặc làm những hòn đá chì cung cấp cho ngư dân quanh vùng. Nhận thấy nghề đá này đem lại nguồn lợi trong lúc nông nhàn, ông bèn truyền dạy nghề cho con cháu trong gia đình và những người thân cận trong vùng.

Lúc bấy giờ sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống gồm những hòn chì đá dùng để buộc neo tàu thuyền, các loại cối giã gạo, xay bột; tiếp theo là những sản phẩm điêu khắc bia mộ, đặc biệt là những chế tác Rồng, Phượng, Rùa, nghề phục vụ cho trang trí tại các Chùa chiền, Miếu mạo, Lăng tẩm, cung đình. Những sản phẩm điêu khắc đá truyền nghề và phát triển qua nhiều đời, dần đi vào đời sống tinh thần, phản ảnh nền văn hoá truyền thống của một vùng dân cư với nghề điêu khắc đa mỹ nghệ.

Chẳng bao lâu sau, nghề đục đẽo đá này phát triển khá nhanh đến nỗi dưới triều nhà Nguyễn, nhằm ngăn chặn việc khai thác đá quy mô làm mất đi danh thắng Ngũ Hành Sơn, các đời vua Gia Long, Minh Mạng và Tự Đức đều có sắc chỉ cấm cư dân làng Quán Khái khai thác đá làm thủ công điêu khắc bán ra ngoài tỉnh và xuất khẩu sang các nước khác, chỉ được phép khai thác đá làm bia mộ nhỏ lẻ cung cấp trong vùng. Quán Khái là tên làng dưới chân núi Non Nước, lúc đó thuộc huyện Hòa Vang, xứ Quảng Nam.

Có thể nói, gần như hầu hết các văn bia thuộc địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng, từ đầu thế kỷ XVII cho đến sau này đều do thợ đá thủ công Non Nước điêu khắc. Nổi bật trong số đó có văn bia cổ dựng ở chùa Phổ Khánh, xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, được lập vào năm Mậu Ngọ (1678) đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 3; Văn bia chùa Long Thủ, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, lập năm Quý Dậu (1693) đời Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa 14. Văn bia cử nhân Lê Tấn Toán, thầy của Hội chủ Nguyễn Duy Hiệu tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn; Văn bia Tú tài tại Quế Sơn...

Hiện nay, nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đã vươn tới đỉnh cao nghệ thuật, không chỉ điêu khắc văn bia mà còn tạo tác các tượng đài, các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hóa, các linh vật Long, Lân, Quy, Phượng, các Phật Thánh Tiên Thần mang tính chất văn hóa tín ngưỡng tâm linh, tại các đền, chùa, lăng, miếu. Tạo tác khá phong phú các hình tượng, cảnh vật của tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông, hay mai, lan, cúc, trúc...

Làng đá mỹ nghệ Non Nước không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn lan tỏa khắp các châu lục qua hàng hóa xuất khẩu và ưa thích của du khách các nước mỗi khi đến Đà Nẵng, có dịp tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Ngày nay, qui mô sản xuất của làng nghề ngày càng được mở rộng, thu hút hàng ngàn lao động có tay nghề khá. Sản phẩm của làng nghề trở thành các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đóng góp khoản ngân sách đáng kể vào tiềm năng kinh tế của thành phố Đà Nẵng.

Ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước có nhiều nghệ nhân nổi tiếng, nhiều gia đình có tới bảy tám thế hệ làm nghề điêu khắc đá. Nhiều sản phẩm được lưu truyền từ đời này sang đời khác như bộ ấm trà bằng đá do nghệ nhân Huỳnh Bá Triêm làm ra từ thời nhà Nguyễn. Vào những năm đầu thế kỷ 20, nghề chạm trổ đá làm ra các mẫu vật, nghề điêu khắc chân dung trên đá lần lượt xuất hiện do những bàn tay tài năng, khéo léo và trí sáng tạo tài tình của các nghệ nhân Huỳnh Đàn, Nguyễn Chất và nhiều nghệ nhân khác.

Đến thăm làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về tính đa dạng của các chủng loại sản phẩm, từ những pho tượng Phật, tượng Thánh, tượng người, muông thú cho đến những sản phẩm đồ lưu niệm được chạm trổ hoa văn rất đẹp. Khách tham quan từ nhiều nước đến đây đều ngưỡng mộ tài năng của các nghệ nhân điêu khắc và những sản phẩm độc đáo của họ. Ngoại trừ những sản phẩm đồ lưu niệm, nếu khách hàng muốn đặt mua những sản phẩm có trọng lượng lớn, cỡ kích to thì chỉ cần một khoản tiền đặt cọc hoặc một hợp đồng thỏa thuận giữa người mua và người bán kèm với địa chỉ của khách hàng, sản phẩm sẽ được bên bán đóng kiện cẩn thận và gửi theo đường biển đến tận nơi cho khách hàng.Rất nhiều thương gia hoặc khách du lịch từ Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Pháp, Canađa, Hà Lan, Mỹ... đã đến ký hợp đồng đặt mua các sản phẩm ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, trong đó có người mua với trị giá hàng trăm ngàn Đô-la.

 

  Đá mỹ nghệ Thọ Hồng

Cơ sở Điêu khắc đá da my nghe Thọ Hồng là một cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ truyền thống Non Nước- Đà Nẵng, với hơn bốn đời làm nghề theo tổ tiên truyền lại, là thế hệ con cháu phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy làng nghề để không được mai một theo thời gian và năm tháng....Xem tiếp.